0901 861 923

Giải pháp chống hàng giả dành cho ngành hàng phân bón

Việt Nam là một quốc gia có nền tảng nông nghiệp lâu đời. Theo thống kê dân số nông thôn 60,64 triệu người năm 2016. Nhu cầu về các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp luôn ở mức cao. Thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này. Cũng chính vì thế, mức độ cạnh tranh ngành tăng cao. Trên thị trường hiện nay có những loại phân bón chủ yếu sau:
  • Phân bón vô cơ (Phân đơn: Đạm, Lân, Kali; phân hỗn hợp NP, …)
  • Phân bón hữu cơ (Phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, …)
Gần đây có khá nhiều những vụ việc lớn liên quan đến hàng nhái, hàng giả trong ngành hàng phân bón. Đơn cử như vụ việc phân bón giả Thuận Phong – Đồng Nai. Sự việc này không chỉ ảnh hưởng đến 1 doanh nghiệp cụ thể nào mà còn ảnh hưởng đến nhiều những doanh nghiệp khác cùng ngành. Hay những vụ thiệt hại trên diện rộng khi hàng loạt nông dân Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng cây trồng chết vì sử dụng phân bón giả. Khách hàng cảm thấy hoang mang, lo lắng mua phải phân bón giả.
Lâm Đồng hoa chết hàng loạt vì phân bón giả
Phân bón giả ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng “tiền mất mà tật mang”

Ảnh hưởng đến người tiêu dùng

Người dân khi chọn mua phân bón đa phần là người dân nông thôn. Họ không có thói quen tìm hiểu thông tin về phân bón trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thay vào đó, họ chọn mua dựa trên:
  • Thói quen của họ và của những người xung quanh.
  • Được sự tư vấn của một cá nhân đã xử dụng thành công.
  • Tư vấn của đại lý bán phân bón tại địa phương.=> Đối tượng khách hàng này khi đã chọn mua được phân bón phù hợp, họ thường ít khi thay đổi sang dòng khác.
Số ít hơn là những cá nhân đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Những đối tượng khách hàng này tuy số ít nhưng thường mua số lượng lớn. Họ dành thời gian tìm hiểu về loại phân bón họ sẽ dùng. Khi đã chọn được phân bón phù hợp, họ rất ít thay đổi sang những thương hiệu khác.
Tuy nhiên, vì chất lượng của phân bón ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến thành quả lao động. Nếu sử dụng nhầm phân bón giả, những hậu quả có thể xảy ra:
  • Cây trồng bị chết => Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất, gây tổn hại nhiều nhất cho người nông dân. Nhất là đối với những loại cây trồng lâu năm. Mất từ 3-5 năm mới có thu, nếu vì sử dụng phân bón giả làm chết cây thì mức thiệt hại là quá lớn.
  • Cây chậm phát triển hoặc giảm năng suất => ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.
Tiêu chết hàng loạt tại  Đăk Nông vì phân bón giả, thuốc trừ sâu giả
Nhưng chủ yếu là:
  • Không phải lúc nào người dân cũng phát hiện được việc vườn cây nhà mình giảm năng suất hay bị chết là do phân bón hay do yếu tố khác.
  • Nếu sự việc phát sinh, không phải người nông dân nào cũng đảm bảo thu về quyền lợi của mình. Vì: Người nông dân không am hiểu pháp luật để tiến hành kiện cáo đòi hỏi quyền lợi; Các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa đủ mạnh để sâu sát từng trường hợp.=> Cách tốt nhất là “phòng bệnh”, người dân khi mua phân bón nên xác minh nguồn gốc sản phẩm.
Tuy nhiên, những phương pháp phân biệt hàng giả, hàng nhái đã có trước đây gây một số khó khăn cho người dân khi:
  • Yêu cầu phải được trang bị kiến thức để phân biệt thật giả. Đôi khi quy trình phân biệt thật giả quá rườm rà.
  • Nhận diện bằng bao bì sản phẩm dù có tinh vi bao nhiêu cũng vẫn bị làm giả. Người dân dễ dàng bị qua mặt.
Như vậy, cần có một biện pháp xác minh đơn giản mà bất kỳ một người tiêu dùng nào cũng thực hiện được. Đồng thời biện pháp chống hàng nhái, hàng giả đó phải không có khả năng bị làm giả. (1)

Ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Các doanh nghiệp kinh doanh Phân bón đáng báo động về nạn hàng nhái, hàng giả. Nếu một doanh nghiệp gặp phải nạn hàng giả, hàng nhái thì một số hậu quả nghiệm trọng có thể kể đến:
  • Doanh thu bị thất thoát cho những đối tượng làm giả.
  • Người tiêu dùng mất niềm tin, thậm chí từ bỏ không mua các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Đối mặt với những vấn đề pháp lý, sự phán xét của người tiêu dùng.
  • Tốn kém nhân sự, chi phí để xử lý hàng nhái, hàng giả.
  • Nghiêm trọng nhất chính là bị khách hàng tẩy chay nếu xử lý vụ việc không thỏa đáng
Cơ quan chức năng kiểm tra phân bón thật giả tại các đại lý

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Vấn nạn hàng giả rất đúng với câu “tiền mất, tật mang”. Vậy cách nào để xử lý nạn hàng giả tốt nhất ? Chính là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chính doanh nghiệp cần chủ động chống nạn hàng giả và truyền thông đến người dân. Lợi ích từ việc làm này:
  • Một cách PR => khách hàng thích những sản phẩm minh bạch nguồn gốc xuất xứ => khách hàng yêu thích doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp dễ dàng ứng phó với các trường hợp hàng nhái, hàng giả.=> Xử dụng các biện pháp chống hàng giả là cách bảo vệ cho chính doanh nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp.
Khi đã triển khai tem SMS, doanh nghiệp cần truyền thông đến khách hàng, những người sẽ và đã mua phân bón. Những biện pháp truyền thông thường có:
  • Website công ty: Cần thông tin đầy đủ về biện pháp chống hàng giả mà doanh nghiệp đang áp dụng ngay trên website. Tuy nhiên, đây không phải là kênh truyền thông chủ yếu đến khách hàng. Việc đăng tin trên website giúp khách hàng xác nhận thông tin chính thống của doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận khách hàng trên kênh này không cao vì: Hầu hết khách hàng là người dùng cuối cùng – nông dân.
  • Gửi email đến từng khách hàng: Hầu như khách hàng của ngành hàng phân bón không sử dụng email. => không dùng được.
  • Thông cáo báo chí, báo giấy, báo online: Tỷ lệ tiếp cận khách hàng thấp. => không nên dùng.
  • Gửi tin nhắn đến từng khách hàng: Tin nhắn gửi đến từng cá nhân. Đây là biện pháp truyền thông đảm bảo 80% tỷ lệ tiếp cận thông tin của khách hàng. Nếu kết hợp với các chương trình truyền thông trực tiếp tại từng địa phương hiệu quả sẽ càng tăng cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Topup-Nạp tiền ĐT Voice Brandname Tổng đài viên Tổng đài