Xin chào quý anh chị,
Nếu anh chị đang tìm hiểu cách thức gửi OTP – mã xác thực – đến số điện thoại người dùng/ khách hàng, bài viết dưới đây sẽ đưa ra tất tần tật những hình thức gửi OTP có thể có hiện nay:
1. SMS OTP

- Đối tượng sử dụng: Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có giấy phép đăng ký kinh doanh
- Hình thức: Người dùng/ khách hàng của doanh nghiệp/ cơ sở kinh doanh nhận được mã OTP bằng tin nhắn SMS gửi đến số điện thoại.
- Chi phí: Khoảng 720đ/sms (Tùy nhà mạng, sản lượng)
- Ưu điểm: độ ổn định cao, tỷ lệ gửi thành công cao
- Nhược điểm: Không hỗ trợ khách hàng cá nhân / tổ chức không có đăng ký kinh doanh
2. VOICE BRANDNAME

- Đối tượng sử dụng: Cá nhân, doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh có hoặc không có giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Hình thức: Người dùng/ khách hàng nhận được mã OTP thông qua cuộc gọi đến số điện thoại.
- Chi phí: 250 – 350 đ/ cuộc
- Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ dàng đăng ký
- Nhược điểm: Người dùng/ khách hàng chưa quen nhận OTP qua cuộc gọi
Khắc phục: nhắc khách hàng về việc khách hàng sẽ nhận được cuộc gọi thông báo mã OTP. Hoặc nếu sử dụng nhiều hơn 1 hình thức gửi OTP (SMS, email, cuộc gọi, OTT) hãy cho khách hàng lựa chọn 1 trong số các hình thức.
3. OTT (Zalo – ZNS)

- Đối tượng sử dụng: Cá nhân, doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh có giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Hình thức: Người dùng/ khách hàng nhận được mã OTP thông qua tin nhắn gửi đến số điện thoại có đăng ký Zalo.
- Chi phí: 200 – 300 đ/ cuộc
- Ưu điểm: Chi phí thấp
- Nhược điểm: Người dùng/ khách hàng cần phải đang sử dụng Zalo + điện thoại cần có kết nối internet.
Khắc phục nhược điểm: Sử dụng nhiều hơn 1 hình thức gửi mã OTP và cho phép người dùng/ khách hàng lựa chọn cách nhận OTP.
—
Trong số những hình thức kể trên, Hình thức gửi qua OTT này vừa xuất hiện trên thị trường và hiện chỉ mới được triển khai trên Zalo – ứng dụng nhắn tin có lượng người dùng lớn nhất và active thường xuyên nhất tại Việt Nam hiện nay.
Để lại thông tin liên hệ ở cuối trang hoặc gọi 0901 861 923